Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Đối đầu Nga - phương Tây: Nga giành quyền chủ động
Thay vì thụ động chịu sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu, kể từ sau khi cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra, Nga bắt đầu nắm vai trò chủ động để phản pháo phương Tây trên cả ba mặt trận, quân sự, kinh tế và ngoại giao.

 


Áp lực từ trên không

 

Không quân NATO hiện đang được đặt trong tình trạng báo động trước sự gia tăng các hoạt động quân sự một cách bất thường của không quân Nga trên không phận châu Âu, đặc biệt trong hai ngày 28 và 29/10 vừa qua.

 

Trong một bản thông cáo ngày 29/10, khối NATO (chịu trách nhiệm phòng thủ châu Âu) xác nhận liên tiếp trong 2 ngày, họ phải cho chiến đấu cơ cất cánh từ bốn địa điểm khác nhau để sẵn sàng ngăn chặn 4 phi đội máy bay quân sự Nga gồm tổng cộng 19 chiếc, thao tác trên không phận Biển Baltic, Biển Bắc, Biển Đen và Đại Tây Dương. Chiến dịch “nghênh chiến” lớn nhất diễn ra vào hôm 29/10, huy động không lực của ba quốc gia NATO (Na Uy, Anh, Bồ Đào Nha), sau khi phát hiện một phi đội Nga gồm 4 oanh tạc cơ chiến lược TU 95 và 4 máy bay tiếp liệu IL-78 bay trên Đại Tây Dương, vẫn trong không phận quốc tế nhưng gần sát không phận các nước châu Âu.

 

Theo NATO, các máy bay Nga không hề thông báo kế hoạch bay, không tiếp xúc với các cơ quan kiểm soát không lưu dân sự, đồng thời còn cúp hệ thống liên lạc vô tuyến điện. NATO coi đó là những hành vi có thể gây nguy hiểm cho các chuyến bay dân sự.

 


Máy bay chiến đấu của Nga trên bầu trời châu Âu ngày 28/10

 

Nhìn chung NATO đã ghi nhận tính chất “khác thường” và “quy mô lớn” của các may bay Nga. Theo Trung tá Jay Jenzen, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự NATO, oanh tạc cơ TU-95 của Nga hiếm khi bay gần không phận Tây Âu như vậy, cũng như loại chiến đấu cơ MiG-31 trong hai sự cố khác nhau trên biển Baltic.

 

Thông báo của NATO ngày 29/10 đã ghi nhận hơn 100 vụ ngăn chặn máy bay quân sự của Nga từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng 3, khi vấn đề Ukraina nổi cộm lên. Tính ra, trong năm 2014, số lần phi cơ quân sự Nga khiến cho không lực NATO phải báo động đã tăng lên gấp ba lần so với năm 2013. Bên cạnh đó, hoạt động của máy bay quân sự Nga, theo lời tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, còn có một mục tiêu thuần túy quân sự, đó là trắc nghiệm năng lực phòng thủ của NATO.

 

Không chỉ vậy, ngày 31/10, quân đội Nga đã tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực Rostov giáp biên giới với Ukraina. Đây được xem là một động thái biểu dương lực lượng của Nga trước Kiev và phương Tây trong bối cảnh căng thẳng vẫn tiếp diễn tại miền đông Ukraina. Cuộc tập trận lần này có sự tham gia của các binh sĩ chính quy và lính nghĩa vụ Nga với tình huống giả định là một cuộc xung đột.

 

Trong những tháng gần đây, lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận tại khu vực gần biên giới Ukraina, đặc biệt kể từ khi xung đột nổ ra giữa lực lượng đòi ly khai và chính quyền Kiev hồi tháng 4 vừa rồi. Đáp lại, Ukraina và thành viên NATO cũng tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở phía tây nước này.

 

Thách thức ngoại giao

 

Trong thông báo của mình, NATO không nói gì đến cuộc khủng hoảng Ukraina, đang gây căng thẳng giữa Nga và phương Tây, nhưng giới quan sát đã gắn liền với tình hình Ukraina loạt hành động có thể gọi là thị uy trên không của Nga. Các nhà phân tích ghi nhận sự trùng hợp về thời điểm giữa các hoạt động khiêu khích trên không rộ lên trong hai ngày 28 và 29/10 của không lực Nga, với lời khẳng định của Moskva hôm 28/10 là sẽ công nhận kết quả các cuộc bầu cử “tổng thống” và “quốc hội” tại miền Đông Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc “hợp thức hóa quyền hành” của các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng, vốn không được Kiev hay phương Tây công nhận.

 

Tuyên bố của Nga là một sự thách thức mới đối với chính quyền Kiev và phương Tây vốn đã lên án các cuộc bầu cử đó. Ngày 31/10, các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp và Ukraina đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin không công nhận kết quả cuộc bầu cử của phe ly khai ở miền Đông Ukraina. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, cuộc bầu cử mà phe ly khai Ukraina tổ chức “sẽ là một sự vi phạm rõ ràng những cam kết của cả Nga và lực lượng ly khai” yêu cầu họ hậu thuẫn một hiệp ước hòa bình. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nói rằng Mỹ và các đồng minh sẽ không công nhận cuộc bầu cử ở những khu vực do phe ly khai kiểm soát, trừ phi họ tuân thủ luật pháp Ukraina và được tổ chức với sự đồng ý của Chính phủ Ukraina. Liên minh châu Âu không loại trừ việc áp dụng gói biện pháp mới trừng phạt chống Nga trong trường hợp Moskva chính thức công nhận cuộc bầu cử ở miền đông Uraina. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, dù thế nào thì phương Tây cũng khó có thể làm thay đổi quyết định của Nga về vấn đề này.

 

Áp đặt kinh tế

 

Các lệnh trừng phạt Nga kể từ tháng 5/2014 đến nay của Mỹ và châu Âu đã đã không làm Nga khuất phục. Cùng với những biện pháp trả đũa tương ứng, mới đây Nga đã thành công trong một cú đòn đáp trả. Ngày 31/10, Nga đồng ý nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraina với giá 385 USD/một nghìn mét khối, sau khi được EU đứng ra “bảo kê” khoản nợ của Kiev. Theo thỏa thuận, Ukraina phải thanh toán hằng tháng trước khi giao hàng, và sẽ hết hạn vào tháng 3/2015. Hợp đồng trên đã làm giảm bớt mối đe dọa về tình trạng thiếu khí đốt ở Ukraina, nước bị lệ thuộc về năng lượng, trong khi mùa đông với dự báo thời tiết khắc nghiệt, đang đến gần. 50% nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraina đến từ Nga. Nga cũng cung cấp 1/3 lượng khí đốt của EU và một nửa trong số này đi qua Ukraina.

 

Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Gunther Oettinger cho hay, Ukraina sẽ ngay lập tức trả khoản nợ khí đốt 1,45 tỉ USD cho Nga và có khả năng trả khoản nợ 3,1 tỷ USD trước khi năm 2014 kết thúc. Song, theo ông Oettinger con số cuối cùng còn phụ thuộc vào quyết định của Tòa án Quốc tế Stockholm, là nơi phân xử cuộc tranh cãi khí đốt này. Ukraina sẽ nhận các khoản tiền hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên minh châu Âu để trả nợ cho Nga.

 

Mức giá 385 USD/1.000m3 khí đốt là thấp hơn so với đòi hỏi ban đầu. Nghe có vẻ Nga thiệt thòi nhưng đổi lại, Moskva đã buộc EU phải trả thay cho Ukraina số tiền 4,5 tỉ USD mà Kiev còn nợ do chưa thanh toán khối lượng khí đốt được Nga cung ứng từ trước đến nay. EU phải chấp nhận như vậy phần vì Ukraina không đủ khả năng trả nợ ngay cho Nga để được tiếp tục cung ứng khí đốt cho mùa Đông đang tới, phần vì lo ngại việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraina sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng khí đốt mà Nga cung ứng cho EU thông qua lãnh thổ Ukraina và đặc biệt vì phải ngăn cản Nga đẩy Ukraina vào chân tường. Mất tiền chỉ là một thua thiệt đối với EU. Cái mất thứ hai của EU trong chuyện này có ý nghĩa chính trị và tác động tâm lý to lớn. Đó là EU đang dần trở thành con tin trong chính sách của chính họ đối với Nga và Ukraina cũng như trong diễn biến mối quan hệ giữa Ukraina và Nga.

 

Có thể nói cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra kéo theo cuộc đối đầu giữa Ukraina, phương Tây với Nga ngày càng khó đoán định. Thiệt hại của cả hai phía ngày càng trở nên rõ ràng. Ukraina chưa thấy nhận được gì từ chính sách thân phương Tây thì đã thấy mất miền Đông, kinh tế khủng hoảng, chính trị chia rẽ. Nga cũng điêu đứng trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây về mặt kinh tế. Đồng tiền Nga mất giá, kinh tế ngày càng khó khăn. Nhưng Mỹ và EU không phải không bị ảnh hưởng bởi những đòn trả đũa của Nga. Rõ ràng nếu cuộc khủng hoảng này kéo dài thì tất cả các bên đều bị thiệt hại nặng nề.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ đã có đủ bùa phép để chống lại lực lượng IS? (05-11-2014)
    Biểu tình Hồng Kông tới Bắc Kinh, Trung Quốc không nhượng bộ! (05-11-2014)
    Thủ tướng Đức dọa đuổi Anh ra khỏi EU (04-11-2014)
    APEC 2014 và "núi" tham vọng của Trung Quốc (04-11-2014)
    Thế giới chia rẽ vì bầu cử Ukraina (04-11-2014)
    Tại sao miền đông luôn bất đồng với phần còn lại của Ukraine? (03-11-2014)
    Phải đóng góp nhiều, Anh dọa bỏ EU (03-11-2014)
    Vì sao người phương Tây gia nhập lực lượng IS? (03-11-2014)
    Liên minh Châu Âu: Lại lục đục vì ngân sách (02-11-2014)
    Hong Kong sẽ thất bại, Trung Quốc cũng chẳng chiến thắng (02-11-2014)
    Miền đông Ukraine thách thức chưa từng có (02-11-2014)
    Chiến tranh tâm lý của IS (31-10-2014)
    Thời điểm "một mất một còn" trong quan hệ Trung-Nhật-Hàn (31-10-2014)
    Tổng lực đối đầu Mỹ, Trung Quốc tự bắn vào chân? (31-10-2014)
    Nga xiết nợ Kiev: Eu hay Mỹ gánh hộ Ukraine? (31-10-2014)
    Canada bỏ phiếu đóng cửa Viện Khổng Tử của Trung Quốc (31-10-2014)
    Phương Tây sẽ làm gì được Nga? (31-10-2014)
    Sinh viên Hong Kong dự tính biểu tình ở Bắc Kinh (31-10-2014)
    Đã đến lúc phương Tây đáp lại 'tấm chân tình' của Ukraine (31-10-2014)
    EU tự trấn an khi nói đến khí đốt Nga (30-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153064218.